Tổ chức sự kiện Việt-Hàn lưu ý nhỏ nhưng nặng não cho event planner

Tổ chức sự kiện, nghề của những con người áo vải thầm lặng đứng sau hào nhoáng của sân khấu, ánh đèn và âm nhạc, cũng là nghề của rủi ro, của những suy tính kĩ lưỡng trước sau thật thận trọng. Một trong những trải nghiệm rủi ro trong cuộc đời làm sự kiện của tôi đó là lần thực hiện một chương trình giao lưu văn hóa Việt- Hàn ngoài trời.

Hầu như các sự kiện đều nhọc nhất khâu lên idea, brainstorm về thời điểm gây dấu ấn của chương trình. Tuy nhiên, khó khăn mà chúng tôi gặp phải lần đấy, lại xuất phát từ chính sự xem nhẹ rào cản ngôn ngữ giữa hai đất nước hoàn toàn khác nhau.

Mọi chuyện bắt đầu gặp khó khăn khi chúng tôi tiến hành phần tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc thông qua một trò chơi so sánh giữa Tết Trung thu của Việt Nam và Hàn Quốc. Vì mỗi đội sẽ đều có người Hàn tham gia cùng nhưng khổ nỗi ngôn ngữ Việt họ làm sao hiểu được. Nếu cứ theo kế hoạch thì chương trình đã được sắp xếp các vị trí phiên dịch viên cho mỗi đội. 3 đội nhưng chỉ có 1 phiên dịch viên. 2 người kia 1 người gọi điện thì kêu đến muộn, 1 người thì rối rít xin lỗi hủy phút chót. 

Nhiều năm làm sự kiện, nhỏ cũng có mà to cũng có, nhưng đây là lần đầu tiên tôi làm một sự kiện vượt khuôn khổ quốc gia, trong phút căng não khi liên hệ các bên phiên dịch trong tầm hiểu biết đều không được, phần trò chơi đó cuối cùng bị buộc hủy và thay bằng vài màn cover Kpop
Sau này, chuyện rủi ro này còn ám ảnh tôi hoài mỗi khi làm sự kiện có yếu tố người nước ngoài tham gia, đến nỗi viết xong kịch bản chương trình là phải nghĩ ngay đến chuyện thuê biên phiên dịch nói chung, phiên dịch viên tiếng Hàn nói riêng. Bây giờ tìm được đơn vị 100 lần chắc cú đúng hẹn cả 100, nhưng câu chuyện đó vẫn là một bài học sâu sắc đáng nhớ của tôi. 

>> Xem thêm về Vai trò của người phiên dịch mang tới thành công trong xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *